Một trong các game bài phổ thông và được đông đảo người chơi yêu thích nhất hiện nay phải kể đến tá lả miền Nam. Tùy thuộc vào văn hóa vùng miền, lối chơi mà mỗi nơi sẽ có sự khác biệt về luật chơi tá lả tương ứng với khu vực đó.
Vậy Tá lả miền Nam có gì đặc biệt, luật chơi tá lả miền Nam như thế nào, cùng Covidmapsdongnai tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.
Tá lả miền Nam là gì?
Có thể bạn đã biết, tương tự các kiểu chơi bài như: tiến lên, xì dách,… Tá lả miền Nam cũng là một trong những kiểu chơi khá phổ biến và quen thuộc nhất là với những người có niềm yêu thích với game bài. Vậy tá lả miền Nam là kiểu chơi như thế nào?
Tá lả miền Nam hay còn gọi là phỏm (theo cách gọi ở miền Bắc) là một kiểu hình thức chơi bài dân gian khá phổ biến. Trò này sử dụng bộ bài tú lơ khơ 54 lá quen thuộc và theo luật chơi quy định thì số lượng người chơi trong một ván bài là từ 2-4 người, hiển nhiên ván bài sẽ sôi động và thú vị hơn khi có đầy đủ cả 4 thành viên.
Tá lả miền Nam có luật chơi và cách chơi không quá phức tạp đối với cả người mới bắt đầu. Tuy nhiên, tá lả hấp dẫn và lôi cuốn bởi nó đòi hỏi người chơi phải có sự tập trung cao, khả năng tư duy phán đoán hay ghi nhớ trong từng ván bài để có thể mang lại chiến thắng cho bản thân.
Một số thuật ngữ bạn cần biết trong tá lả miền Nam
Với người mới, giải đáp những thuật ngữ khó hiểu trong trò chơi chính là bước đầu tiên trong việc tìm hiểu cách chơi. Hơn nữa, điều này cũng giúp người chơi dễ dàng tiếp cận luật chơi và có thể tạo cho mình những chiến thuật phù hợp.
Sau đây tôi sẽ mang đến cho bạn một số thuật ngữ trong tá lả miền Nam mà người chơi cần hiểu rõ :
- Phỏm: là thuật ngữ dùng để chỉ một nhóm gồm 3 quân bài trở lên. Trong đó, các quân bài là những lá có số theo dãy liền nhau và phải cùng chất hoặc có thể là những quân cùng hàng-khác chất nhưng cùng số. Phỏm được chia làm 2 loại:
- Phỏm ngang: là thuật ngữ chỉ các quân cùng một hàng. Ví dụ: 3 quân 5; 3 quân Q; 4 quân K,…
- Phỏm dọc: là thuật ngữ chỉ các quân liền nhau và phải có cùng chất. Ví dụ: A♥+2♥+3♥; 2♠+3♠+4♠; 5♣+6♣+7♣hay J♦+Q♦+K♦
- Bài rác: là những lá bài lẻ không nằm trong Phỏm nào, trong quá trình chơi người chơi có thể hạ bài rác xuống để tiếp tục đi xoay vòng.
- Nọc: là phần bài còn lại của bộ bài sau khi đã chia cho người chơi và sẽ được úp xuống và đặt vào giữa bàn.
- Móm: Sau khi kết thúc ván bài, người chơi nào không hạ được Phỏm xuống sẽ gọi là móm.
- Cạ: là thuật ngữ chỉ trường hợp người chơi sở hữu 2 quân bài cùng hàng hoặc liền kề nhau.
- Ù: Khi 9 quân bài của người chơi đều có thể tạo thành các phỏm mà không lẻ lá nào. Ván bài sẽ được kết thúc ngay lập tức và phần thắng thuộc về người sỡ hữu 9 lá bài đó. Ù cũng có nhiều loại:
- Ù tròn( tới trắng): là khi 10 lá bài trong tay người bắt đầu đều có thể tạo thành các phỏm nếu là 9 lá thì người đó chỉ cần hạ quân bài lẻ còn lại là có thể kết thúc ván bài.
- Ù khan: được coi là trường hợp trái ngược của ù tròn, khi toàn bộ 9 lá bài vừa được phát không có lá nào có thể liên kết thành một phỏm.
- Vỡ nợ: Người chơi có quân cạ gồm những lá có số điểm cao, hy vọng có thể bốc hay ăn được những quân khác có thể tạo thành phỏm nhưng không được, kết quả là cuối ván phải hạ bài với số điểm cao.
- Chốt(ăn chốt): là trường hợp ăn bài của người chơi trước ở lượt đánh cuối cùng.
- Đền: Trong lượt đánh cuối, khi bạn ăn quân của người ở lượt đánh trước trong vòng hạ bài( lúc này được gọi là ăn chốt). Sau đó, nếu có người chơi khác ù bài thì bạn sẽ là người phải đền cho tất cả mọi người trong ván chơi. Hoặc khi các người chơi lần lượt ăn chốt nhau, sau đó có người ù thì người ăn chốt cuối cùng phải đền cho cả làng.
- Tái: Nếu quân bài bạn vừa đánh ra đã bị ăn thì lượt chơi sẽ được chuyển về cho bạn.
- Gửi: Ở lượt chơi cuối, trước khi kết thúc nếu trong bộ bài bạn đang giữ có lá rác có thể kết hợp với phỏm của người chơi khác, bạn có thể gửi lá bài đó đi để giảm bớt điểm của bạn.
Một ván bài tá lả miền nam diễn ra như thế nào?| Luật chơi
Để có thể dễ dàng nắm bắt luật chơi hay để tiến xa hơn thành một thần bài tá lả miền Nam chuyên nghiệp, ta hãy cùng nhau khát quát diễn biến cơ bản trong một ván bài và hình dung một cách dễ dàng nhất với những thông tin dưới dây.
Một ván tá lả miền Nam sẽ có 2 đến 4 người chơi ngồi thành một vòng. Ván bài bắt đầu khi mỗi người được nhận 9 lá bài ngẫu nhiên, riêng người chia bài( người đánh đầu tiên) sẽ sở hữu 10 lá.
Tuy nhiên ở các vòng tiếp theo, người giành chiến thắng ở vòng trước đó sẽ xuất phát đầu tiên và là người nhận được 10 lá bài. Các người chơi lần lượt sẽ chơi theo vòng và ngược chiều kim đồng hồ.
Khi trò chơi bắt đầu, người chơi đầu tiên sẽ hạ xuống một lá bài rác trên tay. Người chơi thứ 2 sẽ có hai hướng để lựa chọn: hoặc là bốc lá bài đó nếu trên tay họ có ít nhất 2 lá bài có thể kết hợp với lá rác đó tạo thành phỏm, hoặc là chọn rút lá bài trên cùng của Nọc.
Trung bình trong một vòng chơi, mỗi người sẽ ăn được từ 0 đến 3 lá bài. Dù sự lựa chọn của số 2 có là lấy bài rác hay rút Nọc thì người đó vẫn phải hạ một quân bài trên tay ra bàn. Trò chơi sẽ cứ tiếp tục như vậy cho đến khi hết vòng.
Vòng chơi sẽ lập tức kết thúc nếu có người Ù, hoặc là sẽ kết thúc sau 4 vòng chơi. Ở lượt cuối cùng, tất cả người chơi phải hạ phỏm mình đang có.
Nếu bài rác của bạn có thể liên kết với Phỏm của những người đã hạ bài thì bạn có thể gửi đi lá rác đó mà không bị tính điểm. Có thể gửi bài càng nhiều càng tốt để khi tính điểm bạn có thể nhận được số điểm thấp nhất có thể.
Nếu có người ăn tại lượt chơi cuối cùng, sẽ có một người chơi được bốc thêm 1 lần nữa, trường hợp này gọi là tái phỏm.
Khi kết thúc ván chơi mà không có người nào ù thì các quân bài còn lại sẽ là cơ sở tính điểm để có thể phân định thắng thua giữa các người chơi. Điểm càng thấp càng dễ có cơ hội chiến thắng, người có số điểm thấp nhất cuối cùng sẽ là người chiến thắng.
Cách tính điểm và số tiền cược bài tá lả miền Nam
Để mỗi ván bài tá lả hiệu quả và lời được nhiều tiền thì người chơi cần nắm rõ cách tính điểm và tiền cược trong trò chơi.
Cách tính điểm trong tá lả miền Nam
Nếu sau 4 vòng chơi mà vẫn không có người nào Ù thì mỗi người chơi phải tiến hành cộng điểm của các lá bài rác của mình lại với nhau và so sánh với các người chơi khác để xác định người thắng.
Người chơi nào có số điểm thấp nhất sẽ là người chiến thắng ván bài đó. Vậy cách tính điểm các quân bài như thế nào?
- Số điểm của mỗi quân bài trong tá lả miền Nam quy định là từ 1-13 điểm lần lượt tương ứng với các lá A, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, J, Q, K.
- Nếu 2 hay nhiều người chơi sau mỗi ván bài đều có số điểm bằng nhau thì phần thắng sẽ thuộc về người hạ bài trước.
- Người chơi nào không hạ được dù là một phỏm sẽ bị tính là về bét hay còn gọi là móm.
Cách tính tiền thưởng sau mỗi ván chơi trong tá lả miền Nam
Tiền thưởng khi ăn bài: số tiền thưởng khi ăn bài sẽ được tính bằng cấp số nhân tương ứng kể từ lá ăn đầu tiên. Cụ thể:
- Lá ăn đầu: số tiền thưởng nhận được bằng đúng số tiền đã cược
- Lá ăn thứ hai: số tiền thường nhận được gấp đôi số tiền cược.
- Lá ăn thứ ba: số tiền thưởng nhận được gấp ba số tiền cược.
- Tiền thưởng ăn chốt: số tiền thường nhận được gấp 4 lần tiền cược.
- Tiền phạt của hạng nhất, nhì, ba: số tiền phạt lần lượt là ×1, ×2, ×3 số tiền cược.
- Tiền thưởng ăn Ù: Tiền thưởng sẽ là tiền cược của từng người chơi khác ×5 lên rồi cộng lại với nhau
- Tiền phạt Móm: người chơi bị Móm sẽ bị phạt số tiền gấp 4 lần số tiền cược. Lưu ý: trong trường hợp đặc biệt khi tất cả người chơi đều bị móm thì người bị móm đầu tiên sẽ là người chiến thắng.
Luật đền trong tá lả miền nam
Luật đền là một trong những luật quan trọng của trò chơi tá lả miền Nam mà người chơi cần hiểu và ghi nhớ để tạo cho mình những chiến thuật tốt nhất. Có 3 trường hợp đền khác nhau có thể sẽ xảy ra trong trận bài :
- Trường hợp 1: khi bạn ăn được quân bài rác mà người chơi trước bạn đã đánh ra thì bạn sẽ nhận được 1 cược từ người đó. Nếu bạn ăn được lá rác là quân bài chốt hạ của người đó thì bạn sẽ nhận được 4 cược từ người đó.
- Trường hợp 2: Nếu bạn ăn liên tiếp 3 lá bài của người khác thì bạn sẽ Ù và người bị ăn sẽ phải đền cho tất cả người chơi còn lại trong ván bài.
- Nếu ván bài kết thúc bằng ù tại lượt đánh cuối cùng thì người cuối cùng ăn bài của vòng này phải đền và chung cho tất cả những người còn lại.
Kinh nghiệm chơi tá lả siêu hay được tổng hợp từ các thần bài
Chơi tá lả đòi hỏi bạn có một tư duy và trí nhớ tương đối tốt, từ đó có thể đưa ra quyết định chuẩn xác cho mỗi lá bài đánh ra. Một số kinh nghiệm chơi tá lả miền Nam hay mà bạn nên biết bao gồm:
Cách đếm bài và nhớ bài
Khi ván bài có 2 hay 3 người chơi thì mỗi người sẽ chỉ bốc bài lên 4 lần và đánh đi 4 quân vì vậy số bài còn lại là khá lớn nên ta vậy rất khó để đoán chúng.
Với bàn đánh tá lả có đủ 4 người, sau khi chia bài sẽ có 15 lá bài để bốc và hoàn tất 4 lượt chơi sẽ vừa hết bộ bài. Do đó, bạn phải ghi nhớ các lá bài đã được đánh ra, số bài đã bị ăn để tính được đối thủ cần bài nào. Như vậy bạn mới có thể tránh được trường hợp bị phạt vì bị đối phương ăn cây chốt.
Ví dụ: bạn muốn hạ quân chốt là quân J nhưng trước đó quân 10 và Q chưa hề được đánh ra thì khả năng lớn là người chơi khác đang giữ và chờ quân J này của bạn để tạo thành 1 phỏm. Hãy thật thận trọng và khéo léo trong chọn lá đánh tiếp theo bởi tiền phạt khi bị ăn chốt là khá lớn.
Nghệ thuật câu bài
Đây là một trong những nghệ thuật chơi đặc biệt và khá tinh diệu mà bạn không nên bỏ lỡ. Trong ván bài tá lả mà bạn chỉ ở thế bị động chờ phỏm thì tỉ lệ thắng của bạn chỉ trông chờ vào sự may mắn ít ỏi.
Nhưng nếu bạn đã thành thục và biết cách câu bài từ đối thủ thì khả năng thắng của bạn là vô cùng cao. Vì vậy hãy cùng tìm hiểu về những cách câu bài dưới đây:
Câu bài tạo phỏm sảnh (dây phỏm)
- Đây là cách câu bài phổ biến và được áp dụng nhất hiện nay. Đặc biệt dễ dàng cho người mới học. Đôi khi trong những cuộc đấu lớn căng thẳng thì cách này cũng khá hữu hiệu.
- Cách câu phỏm này áp dụng khi bài của bạn đang có cạ dọc và cần thêm quân để tạo phỏm sảnh.
Ví dụ: bạn đang có trong tay J,K cơ và cần một quân Q cơ để tạo thành 1 phỏm. Lúc này hãy cứ hy sinh một lá Q khác chất.
- Cách này để đánh lừa đối phương rằng bạn không cần cây Q(không có cạ nào kết hợp được với cây Q hoặc bạn rất ít khả năng cầm cạ đó). Sau khi mắc bẫy họ sẽ không đề phòng mà “dâng” quân Q cùng chất hoặc lá bạn muốn.
- Một trường hợp khác là bạn đang cầm một đôi K (cơ, rô) và một cây Q cơ cùng chất. Xét thấy khả năng bạn có phỏm 3 cây K là rất thấp, hãy “hy sinh” một quân K rô khác chất và giữ lại cạ Q, K cơ. Lúc này bạn chỉ cần chờ đối thủ đánh J cơ để tạo phỏm.
Câu bài tạo phỏm sáp:
- Tuỳ theo cách chơi của mỗi người mà sẽ có nhiều cách câu bài tạo phỏm sáp khác nhau.
- Chẳng hạn như bạn đang có đôi 5, hãy đánh lá 4 hoặc 6 để lừa đối phương rằng bạn không có phỏm với 6, nếu thành công bạn sẽ nhận được từ đối phương lá 6 mà bạn mong muốn. Cách tạo phỏm sáp như vậy cũng có khả năng phá bài của đối phương.
Ví dụ như bạn đang có đôi 6, bạn đánh ra cây 5 sẽ có khả năng cao phá phỏm 4-5-6 của đối phương. Bởi lúc này, họ cảm thấy phỏm này không có khả năng nên sẽ bỏ đi lá 6 trong phỏm, ta sẽ nhận được phỏm ngang 6.
- Tuy nhiên, cách câu này không áp dụng với các tay bài lão luyện bởi khả năng thành công là rất thấp. Hơn nữa, bạn sẽ bị họ đoán bài và có khi là bị lừa ngược lại.
Đánh quân K trước:
- Vì sao mọi người luôn đánh quân K ra trước? Đơn giản vì K chỉ có thể ăn phỏm ngang 3 quân K và phỏm sảnh J-Q-K, khả năng tạo phỏm ít hơn những quân bài khác. Ví dụ với quân Q, bạn có thể tạo phỏm ngang 3 quân Q, phỏm sảnh 9-10-J, 10-J-Q hay J-Q-K.
- Như vậy, quân K sẽ khó ăn được hơn so với các quân bài khác, theo thống kê, tỷ lệ ăn quân K và A chỉ bằng một nửa so với các quân còn lại trong bộ bài. Vì vậy hãy đánh quân K trước để giảm rủi ro cho cuối ván.
Rình mồi:
- Là một chiến thuật chơi đòi hỏi tính kiên trì và lì lợm từ người chơi. Đơn giản là sự nhất quyết chờ đợi con mồi( là bài cần thiết) hoặc không muốn cho đối thủ ăn bài và tạo phỏm.
- Nếu là những người “cùng chung chí hướng” thì rất có thể đối thủ cũng đang để dành quân đến phút cuối. Vì vậy mà bạn cần kiên trì chờ đợi và tạo cảm giác là quân bạn đang đợi có tỷ lệ ăn khá thấp để dụ họ đánh ra. Hiển nhiên là tỷ lệ thất bại của chiêu trò này cũng rất lớn. Thường dành cho những người chơi quyết cháy bài cũng không để đối thủ ăn bài, cùng cháy bài.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chính xác về tá lả miền Nam và một số mẹo hữu ích có thể giúp bạn trở thành một “thần bài”. Mong là những thông tin trên sẽ giúp bạn dành nhiều chiến thắng hơn trong những trận bài.
Xem thêm: